• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ

Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non Họa Mi, Phường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013 – 2016”.

Trường mầm non Họa Mi thuộc Phường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là một trong những trường mầm non thực hiện mô hình điểm chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013-2016" theo Hướng dẫn số 808/2014/BGD&ĐT; Hướng dẫn số 463/PGD&ĐT-GDMN của phòng GD&ĐT thành phố Kon Tum. Có 03 điểm trường (điểm trường chính và 02 điểm lẻ ở tổ dân phố 1, dân phố 6).

Với tầm quan trọng của chuyên đề là giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực cho trẻ thông qua các hoạt động một ngày của trẻ như chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, phát triển vận động thể chất. Đó là những nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Đồng thời đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm nonDễ nhớ, dễ quên, học bằng chơi, chơi mà học” vì vậy để giáo dục trẻ lòng yêu thích thể dục thể thao, sự hứng thú tự giác độc lập, tập luyện thường xuyên thì chúng ta phải đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển thể lực cho trẻ như trang phục, địa điểm, thiết bị dụng cụ… góp phần vào sự phát triển hài hòa về thể chất của trẻ, thúc đẩy sự hoạt động của cơ thể, tăng cường sức khỏe của trẻ. Các trang thiết bị sử dụng để giáo dục thể chất cho trẻ phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về các mặt: giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mĩ. Cách sử dụng thiết bị dụng cụ phụ thuộc vào sự sáng tạo của cô giáo. Điều chủ yếu là chúng ta phải đảm bảo thỏa mãn toàn bộ các yêu cầu đối với thiết bị dụng cụ. Đối với trẻ mầm non trong các giờ tập luyện điều quan trọng phải giáo dục được những cảm xúc tích cực, đảm bảo sự sảng khoái, trạng thái vui tươi, biết vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực.

Tuy nhiên, các lớp mẫu giáo ở các điểm lẻ trường MN Họa Mi, sân chơi trống rỗng không có đồ chơi... đây là những vấn đề rất nan giải khi thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Để đạt được những vấn đề trên, trường MN Họa Mi đã nổ lực và quyết tâm thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm mang lại hiệu quả chuyên đề GDPTVĐ cụ thể như sau:

- Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện GDPTVĐ trong nhà trường là ngay từ đầu thực hiện chuyên đề đã t chức kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng giáo dục phát triển vận động (GDPTVĐ) trong nhà trường;

- Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, các điều kiện thực hiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ GDPTVĐ cho trẻ hiện có. Xây dựng kế hoạch cải tạo, mua sắm, bổ sung trang thiết bị cho các điểm trường (trường chính, tổ 1 và tổ 6) đảm bảo về số lượng và chủng loại thiết bị thiếu, công tác mua sắm, tự làm thiết bị, tài liệu, xây dựng môi trường phục vụ cho GDPT;

- Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên về nhận thức, kỹ năng, kinh nghiệm về GDPTVĐ cho trẻthực hiện các nội dung GDPTVĐ trong Chương trình GDMN hiện hành để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường;

- Công tác tuyên truyền về nội dung, hình thức, kết quả chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm nonđến các bậc cha mẹ học sinh;

- Hàng năm kiến nghị Sở, Phòng, Bộ GD&ĐT về những vấn đề cần bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về việc thực hiện…và những đề xuất khác. Đồng thời triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để thực hiện có hiệu quả chuyên đề GDPTVĐ. Trong đó, biện pháp tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non Họa Mi được thực hiện như sau:

1. Thay đổi hình thức tổ chức hoạt động giờ học vận động tạo cho trẻ nhiều cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động:

Để tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ, giáo viên đã tiến hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học, bao gồm thể dục sáng, hoạt động ngoài trời, trò chơi vận động, dạo chơi, tham quan... nhưng hình thức tiết học là cơ bản vì trên tiết học vận động các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch. Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học, mà còn phụ thuộc đáng kể vào hình thức dạy học. Vì vậy, giáo viên thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động, đặc biệt là hoạt động học sáng tạo, mới lạ thu hút trẻ tham gia một cách tích cực mà vẫn đảm bảo đúng phương pháp bộ môn.

Có 03 loại giờ hoạt động phát triển vận động:

+ 01 vận động mới và 01 trò chơi.

+ 01 vận động mới và 01 vận động cũ.

+ 03 vận động cũ.

 Thời gian của mỗi loại vận động đều phải đảm bảo theo qui định của từng độ tuổi.

Chúng tôi lựa chọn nội dung trò chơi vận động hoặc nội dung vận động cũ kết hợp với vận động mới đảm bảo tính chất động, tĩnh nhằm thay đổi trạng thái vận động của trẻ. Nếu vận động cơ bản mới là tĩnh như đi, bò, trườn,.. thì trò chơi vận động hoặc vận động cũ phải là động như chạy, nhảy, bật... và ngược lại. Đối với loại giờ hoạt động ôn 3 vận động cũng chọn có sự kết hợp hài hòa giữa động và tĩnh, vận động nào có cường độ mạnh hơn xếp sau; các bài tập vận động cơ bản được lựa chọn theo hướng nâng cao dần yêu cầu từ chậm đến nhanh hơn, từ nhẹ đến mạnh hơn.

Cập nhật thường xuyên, nắm bắt kịp thời những thay đổi của chuyên đề theo từng giai đoạn, theo từng năm học.

 

 

2. Tổ chức giáo dục vận động thông qua thể dục sáng:

 Buổi sáng trẻ được tập thể dục để nâng cao hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, phát triển kỹ năng vận động cần thiết tạo cho trẻ trạng thái sáng khoái, vui tươi. Thể dục sáng giúp trẻ  khôi phục khả năng làm việc của toàn bộ cơ quan, cuốn hút trẻ tham gia vào các hoạt động.

Trong giờ thể dục sáng giáo viên lựa chọn, sắp xếp các hoạt động phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ. Bài tập phải có các động tác hoàn thiện các kỹ năng đi, chạy nhảy để hình thành tư thế đúng. Giáo viên đã kết hợp giữa thể dục động tác và thể nhịp điệu kết hợp với các dụng cụ tập như: Hoa, cờ, nơ, vòng.... cùng với tiết tấu âm nhạc nhanh, vui nhộn... Từ đó trẻ hứng thú, hào hứng hơn khi tham gia vào hoạt động. 

 

3. Hoạt động ngoài trời:

Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, được thõa mãn nhu cầu khám phá, được rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và phát triển các tố chất vận động. Thông thường, hàng ngày khi tổ chức giáo viên thường lựa chọn 1 trò chơi vận động, 1 trò chơi dân gian. Nhưng từ khi có chuyên đề này, hoạt động ngoài trời được quan tâm hơn, giáo viên luôn có sự linh hoạt, nhanh nhạy khi tổ chức cho trẻ hoạt động phù hợp với thời tiết, điều kiện của nhà trường, lớp học, sự hứng thú và khả năng của trẻ. Trẻ lần lượt được tổ chức chơi với tất cả các đồ chơi ngoài trời hiện có trong nhà trường, được tập luyện những vận động vừa sức nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Do đó, trẻ không những phát triển phần động tinh, vận động thô mà còn phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo. Điều đó đã góp phần thành công khi thực hiện chuyên đề.

 

 

 

4. Những kết quả đạt được:

4.1. Đối với nhà trường:

Đã cải tạo, bố trí, sắp xếp dụng cụ, đồ chơi trong lớp, ngoài trời, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn, tạo môi trường xanh, sạch, thoáng mát, theo hướng mở, giúp trẻ luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động: các kiểu đi, đứng, chạy, nhảy; bò trườn trèo, tung, ném, lăn, bắt, thổi, vươn... theo chương trình GDMN. Đặc biệt là các điểm lẻ cũng được quan tâm và đầu tư đúng mức, đảm bảo các yêu cầu cho trẻ phát triển vận động. Cụ thể qua hình ảnh:

 

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên đề thường xuyên dưới nhiều hình thức: Sinh hoạt chuyên môn cụm, trường, tổ... Khuyến khích giáo viên tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể qua hình ảnh:

 

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong nhà trường qua dự giờ, kiểm tra các hoạt động trên lớp; kiểm tra việc làm đồ dùng, đồ chơi, bảo quản đồ dùng, đồ chơi về chuyên đề phát triển vận động.

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền các hoạt động trọng tâm về phát triển vận động cho trẻ ở trường, công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong giáo dục phát triển vận động. Cụ thể qua hình ảnh:

 

 

4.2. Đối với giáo viên:

Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp mình và khả năng nhận thức của trẻ. Căn cứ vào mục tiêu cần đạt và khả năng của trẻ để xác định nội dung trọng tâm. Khi lựa chọn nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp, giáo viên cân nhắc kỹ lư­ỡng tính phù hợp, hài hoà theo từng độ tuổi.

Nâng cao chất lượng GDPTVĐ cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục: tăng cường thời lượng vận động cho trẻ, tăng cường hệ thống bài tập vận động, tích hợp với các hoạt động giáo dục phát triển: ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội. Đưa các nội dung, bài tập vận động, lồng ghép tích hợp phù hợp với  từng độ tuổi; nắm được phương pháp, hình thức tổ chức các thể loại hoạt động PTVĐ theo độ tuổi.

Thiết kế góc PTVĐ tại lớp để phù hợp, thuận tiện cho việc lấy và cất đồ dùng, đồ chơi của trẻ; được đặt gần với góc xây dựng, có không gian cho trẻ hoạt động theo hướng mở, có nhiều nguyên liệu cho trẻ chọn lựa nhằm tạo cơ hội khuyến khích trẻ tích cực hoạt động PTVĐ, hình thành các kỹ năng vận động tinh cho trẻ qua các hoạt động lắp ráp, xâu hạt, tô, vẽ, cắt, xé dán,... Các thiết bị, dụng cụ thể dục như vòng, gậy, ghế thể dục, thang thể dục, cột ném bóng, đích ném, túi cát, cổng chui, dây, bóng và các dụng cụ phục vụ HĐG: Bút chì, kéo, giấy, màu tô, dây, len để đan, tết, bện, cài khuy, buộc dây, …đảm bảo tính giáo dục, an toàn, thẩm mĩ; được sắp xếp gọn gàng và gắn tên theo từng loại; sử dụng các hình ảnh mô phỏng các bài tập PTVĐ như chuyền bóng, bật qua vòng,  kéo co, nhảy dây, ... để trang trí làm nổi bật góc PTVĐ tại lớp.

Ngoài những thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT, để có được môi trường PTVĐ cho trẻ đa dạng, phong phú giáo viên đã tuyên truyền, phối kết hợp với CMHS trong việc sưu tầm, tích lũy những nguyên vật liệu đã qua sử dụng để giúp giáo viên trong việc tự làm đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ hỗ trợ cho trẻ PTVĐ như: các loại vòng, nơ thể dục bằng ống nước mềm, dây nilon, túi cát được trang trí hình ảnh các con vật ngộ nghĩnh; sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên như hột hạt, củ quả để trẻ thực hiện kỹ năng xâu hạt, xếp.

         5. Bài học kinh nghiệm:

Một là: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động một cách linh hoạt, có tính tích hợp với các hoạt động khác để giáo dục phát triển vận động về ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội nhằm tăng cường tính độc lập, tự chủ của trẻ thông qua các hoạt động học, hoạt động ngoài trời, trò chơi vận động, lao động…

Hai là: Nâng cao kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Giáo viên có khả năng tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo tạo theo hướng “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; Xây dựng môi trường GDPTVĐ trong và ngoài lớp đảm bảo an toàn, phong phú, hấp dẫn trẻ tham gia vận động; Thường xuyên tự làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phong phú về từng chủng loại, đảm bảo về chất liệu, có chất lượng phục vụ chuyên đề; tận dụng triệt để các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu an toàn trong làm đồ dùng, đồ chơi; khai thác và sử dụng tối đa hiệu quả của đồ dùng, đồ chơi trong tổ chức các hoạt động PTVĐ cho trẻ.

Ba là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ trẻ, nhằm tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Xây dựng góc tuyên truyền, đa dạng phong phú, qua bảng tin, góc tuyên truyền của lớp…

Bốn là: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong nhà trường qua dự giờ, thăm lớp, kiểm tra việc làm đồ dùng, đồ chơi, bảo quản đồ dùng, đồ chơi về chuyên đề phát triển vận động. Thường xuyên động viên, khen thưởng kịp thời đối với giáo viên có thành trong phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và tổ chức các hoạt động giỏi. Nhân rộng mô hình điểm cho các lớp học tập, tổ chức theo.

Trên đây là một số biện pháp thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non Họa Mi, giai đoạn 2013-2016" ./.

 

 

                                                                  

Lượt xem: 554
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 0
Tháng 04 : 34
Năm 2024 : 660